Những sai lầm cần tránh khi xây dựng móng đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác, bởi nó đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của các tầng. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Vì vậy để đảm bảo chất lượng cho nền móng thì bạn cần lưu ý tránh những sai lầm dưới đây:

1. Khảo sát địa chất không kỹ

Đây là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình xây nhà, đặc biệt là lựa chọn loại đất phù hợp để lên phương án thi công. Trong số các loại đất thì đất cát chính là loại lý tưởng nhất dùng để xây nhà, bởi nó có ưu điểm là chặt và bảo đảm độ kiên cố. Khả năng tự làm sạch của loại đất này rất cao nên ít khi xảy ra tình trạng lún nghiêng.

Có một số loại đất cần phải hạn chế xây nhà là đất sét, đất xốp:

– Đất sét: Với kết cấu đất quá chặt cùng khả năng hút nước kém nên không tạo ra môi trường, điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển, giảm khả năng tự làm sạch của đất. Vì vậy, khi xây dựng trên nền đất này ngôi nhà thường xuyên bị ẩm thấp, nước đọng trên sàn dễ sinh ruồi muỗi và nấm mốc.

– Đất xốp: Đây là loại đất có khả năng chịu lực kém nên dễ xảy ra tình trạng nghiêng đổ, sụt lún. Đặc biệt nguồn nước hay bị ô nhiễm, nước thải trong sinh hoạt bị tù đọng phía dưới.

nhung-sai-lam-can-tranh-khi-xay-dung-mong-nha-1

Ngoài ra, bạn cần tránh xây nhà ở những nơi có mức nước quá cao gây ẩm thấp. Mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, trong đó mức nước thấp hơn nơi đổ móng nhà ít nhất khoảng 0,5 m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, lạnh lẽo, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

2. Thiết kế không phù hợp

Hiện nay có nhiều loại thiết kế móng khác nhau và phù hợp với từng kiểu nhà. Do đó trước khi tiến hành xây dựng, gia chủ cùng đơn vị thi công phải khảo sát và đưa ra phương án phù hợp nhất. Dưới đây là 1 số loại móng phổ biến bạn có thể tham khảo:

– Móng nông: Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2-3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. Loại móng này được sử dụng cho các công trình có quy mô vừa và nhỏ (thường < 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam với chi phí rẻ. Móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải và biến dạng của lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.
– Móng sâu: Tính độ sâu thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu, sử dụng cho công trình có tải trọng lớn, đối với loại móng này không nên xây ở những nơi có mạch nước ngầm lớn.

3. Thi công không đảm bảo

nhung-sai-lam-can-tranh-khi-xay-dung-mong-nha-2
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún… Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.

4. Nguyên vật liệu kém chất lượng

Việc lựa chọn nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cách đổ móng nhà. Các nguyên vật liệu như sắt, cát, đá, xi măng…phải được đảm bảo là loại có chất lượng tốt nhất. Do đó, bạn phải thận trọng trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng.

5. Nhà thầu thiếu kinh nghiệm

Hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công với nhiều mức giá khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu xây dựng, bạn cần tìm hiểu thông tin cũng như uy tín của nhà thầu đó thông qua các các công trình thực tế mà họ đã thi công. Đây là nguồn thông tin hữu ích để giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và uy tín của nhà thầu.

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng có thể thuê đơn vị thứ 3 để tư vấn độc lập cũng như giám sát việc thi công nền móng.

TIN TỨC KHÁC